Chán tiệc tất niên vì nhàm

Chán tiệc tất niên vì nhàm: Cả tuần nay Khánh Ngọc vờ đi tập tễnh đến cơ quan, liên tục kêu chân đau nhức để không phải tập văn nghệ chuẩn bị cho buổi tiệc cuối năm.

Cô gái 25 tuổi ở quận Nam Từ Liêm, Hà Nội nói tăng ca không sợ bằng bị chọn vào đội văn nghệ để tranh giải với phòng ban khác. Nữ nhân viên marketing của một công ty hóa dầu cho rằng hoạt động này gây mệt mỏi và tốn thời gian. Để có tiết mục trình diễn 3-5 phút cô phải tập luyện cường độ cao ngoài giờ làm việc suốt một tháng.

Những năm trước, Ngọc luôn được trưởng phòng thêm vào danh sách biểu diễn bởi là nhân viên mới, chưa lập gia đình. Thấy phiền phức, năm nay cô lên kế hoạch giả vờ bị trật khớp chân trước khi chốt danh sách đội văn nghệ.

Chán tiệc tất niên vì nhàm
Chán tiệc tất niên vì nhàm

Nhiều nhân viên văn phòng cảm thấy áp lực khi bị ép rượu hoặc bắt tham gia trình diễn văn nghệ tiệc tất niên của công ty. Ảnh minh họa: Sina

Đức Minh, 37 tuổi, ở TP HCM cũng không hứng thú với tiệc tất niên công ty. Theo anh, các bữa tiệc trước đây đều giản tiện, mọi người được gặp gỡ, kết nối sau một năm làm việc, nhưng nay chỉ chạy theo hình thức, liên tục bị ép rượu và nhiều phần trình diễn không phù hợp với văn hóa công sở.

“Như vài ngày trước trong tiệc tổng kết, công ty còn thuê một nhóm nhảy ăn mặc hở hang, trình diễn trên sân khấu. Đi ăn tiệc cuối năm mà tưởng lạc tới quán bar, hét vào tai nhau cũng không nghe thấy gì”, Minh kể.

Khánh Ngọc và Đức Minh nằm trong 28% những người “hoàn toàn không thích tiệc tất niên” theo khảo sát gần nhất với 1.500 độc giả của VnExpress. 47% còn lại nói sự kiện này “có hay không cũng được”, chỉ 25% nói thích.

Trên mạng xã hội, nhiều bài đăng than vãn việc ngại đi tiệc cuối năm nhận được nhiều đồng tình.

Không chỉ ở Việt Nam, báo cáo cuối năm 2023 của nền tảng tuyển dụng trực tuyến Lagou Trung Quốc cũng cho thấy 54% người được khảo sát bày tỏ sự miễn cưỡng tham gia các bữa tiệc của công ty. Lý do chính là không thích giao tiếp và 1/3 số người được phỏng vấn đổ lỗi cho áp lực phải tham gia biểu diễn.

Với gần 20 năm trong lĩnh vực quản lý hành chính nhân sự tại các tập đoàn lớn ở Hà Nội, bà Vũ Thanh Hà cho biết mỗi khi tổ chức tiệc tất niên cho cán bộ công nhân viên, bà nhận được nhiều phản hồi không thích hoặc từ chối tham gia.

“Lý do được đưa ra nhiều nhất là lượng công việc cuối năm cần giải quyết lớn. Bên cạnh đó, có quá nhiều các buổi liên hoan tiệc tùng cùng bạn bè, gia đình vào dịp này cũng khiến nhiều người bị bội thực, nảy sinh tâm lý ngại tham gia với công ty”, bà Hà nói.

Chuyên gia tâm lý Trịnh Trung Hòa cho rằng đời sống của người lao động ngày càng nâng cao, việc tổ chức ăn uống tại nhà hàng hay khách sạn không tạo hứng thú như trước đây. Những nhân viên có tuổi không thích tham gia các hoạt động sôi nổi, số khác phải chuẩn bị Tết nên viện lý do không có thời gian. Cuối cùng là bị cấp trên bắt ép biểu diễn văn nghệ khiến họ cảm thấy áp lực, mệt mỏi.

Bích Hạnh, nhân viên truyền thông ở quận Cầu Giấy, Hà Nội nói “sợ tiệc tất niên” vì cơ quan thường được tổ chức hai ngày một đêm ở ngoại tỉnh. Nhưng phiền phức nhất là diễn ra vào ngày cận Tết, việc đặt vé về quê rất khó khăn bởi nhà Hạnh ở Hà Tĩnh, cách Thủ đô 400 km.

“Nếu không tham gia lại sợ bị đánh giá xếp loại cuối năm, ảnh hưởng đến chế độ lương thưởng vì phải đăng ký dự tiệc trước một tháng”, Hạnh nói.

Với những người miễn cưỡng tham gia như Hạnh, PGS. TS Đỗ Minh Cương, Viện phó Văn hóa kinh doanh, Hiệp hội phát triển Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam cho rằng ở họ dễ nảy sinh tâm lý khó chịu và thực hiện cho có. Lâu dài tạo sự ức chế trong nội bộ, gây ảnh hưởng đến công việc, mất đoàn kết tập thể.

Như Khánh Ngọc, nhiều năm bị ép buộc biểu diễn văn nghệ khiến cô nảy sinh tâm lý chống đối, nghĩ ra mọi cách để trốn tham gia. “Có phải giả què cả tháng tôi cũng chấp nhận bởi đây là cách để bản thân có thời gian giải quyết công việc, được nghỉ ngơi, thay vì tập cật lực mà không lợi lộc gì”, Ngọc nói.

Còn với Đức Minh, sau nhiều lần tham dự các bữa tiệc không phù hợp, anh từ chối tham gia buổi tất niên của công ty những năm tới. Anh dự định trước khi nghỉ Tết sẽ rủ đồng nghiệp thân thiết tổ chức bữa tiệc nhỏ thân mật, ấm cúng.

Để không gây áp lực cho nhân viên khi tham gia tiệc cuối năm, bà Thanh Hà nhấn mạnh điều quan trọng nhất là dựa trên tinh thần tự nguyện. Bên cạnh đó, phòng ban tổ chức nên tạo sự mới mẻ để thu hút nhân viên như mời ca sĩ nổi tiếng, người dẫn chương trình chuyên nghiệp, tạo cơ hội cho mọi người được giao lưu. Còn nếu tổ chức cuộc thi tranh tài giữa các phòng ban, công ty có thể nâng cao giá trị giải thưởng, đưa ra những phần quà hấp dẫn để mọi người có động lực phấn đấu, khuấy động phong trào dịp cuối năm.

Bổ sung thêm vào giải pháp, PGS.TS Đỗ Minh Cương cho biết chính bản thân nhân viên cũng cần bày tỏ quan điểm cá nhân về tiệc tất niên của công ty.

“Nếu thích hay không cũng phải giải thích rõ ràng nhằm cải thiện chất lượng, nâng cao hiệu quả các hoạt động tập thể. Tránh trường hợp vừa tốn tiền vừa rước bực vào bản thân lại khiến nội bộ dễ chia rẽ”, ông Cương nói.

Hải Hiền – Quỳnh Nguyễn / vexpress

Tuy nhiên chúng tôi là Đơn vị-Công ty Tổ chức Year End Party-Tiệc Tất Niên chuyên nghiệp nên mọi vấn đề rắc rối và sự nhàm chán sẽ không bao giờ xuất hiện

 

Bài viết liên quan