Du lịch Việt cần nhiều năm để đạt ‘xanh’

Du lịch Việt cần nhiều năm để đạt ‘xanh’: Du lịch xanh (Net Zero) đang được du lịch Việt theo đuổi nhưng còn nhiều lúng túng và một số địa phương có thể cần 10-20 năm để chuyển đổi.

Thuật ngữ du lịch Net Zero (Net zero Tourism), du lịch xanh xuất hiện nhiều gần đây, là một xu hướng du lịch đang lên ở Việt Nam. Theo Tổ chức Du lịch Liên Hợp Quốc (UN Tourism), đây là loại hình du lịch không gây tổn hại đến môi trường trong quá trình vận hành, phát triển du lịch gắn kết chặt chẽ với việc bảo vệ và tôn trọng môi trường, duy trì cuộc sống của người dân một cách bền vững. Ở mức độ cao hơn cần hướng tới mục tiêu giảm thiểu, loại bỏ khí thải carbon (Net Zero) cùng những tác động tiêu cực tới các hoạt động du lịch.

Tại diễn đàn Du lịch cấp cao “Chuyển đổi xanh, du lịch Net Zero – Kiến tạo tương lai” thuộc chuỗi hoạt động Hội chợ ITE HCMC 2024, ngày 5/9, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng cho biết Việt Nam đã cam kết đưa lượng khí thải

Du lịch Việt cần nhiều năm để đạt 'xanh'
Du lịch Việt cần nhiều năm để đạt ‘xanh’

Trên hình: Các chuyên gia thảo luận về du lịch Net Zero trong khuôn khổ Hội chợ ITE HCMC 2024. Ảnh: Hữu Long

Trong giai đoạn 2021-2030, ngành du lịch xác định ưu tiên phát triển loại hình du lịch theo hướng tăng trưởng xanh, phát triển sản phẩm du lịch xanh như sử dụng nguồn năng lượng tái tạo, giảm phát thải khí nhà kính, tăng cường công tác quản lý điểm đến. Theo Bộ trưởng, cần phát triển đa dạng các loại hình du lịch theo hướng tăng cường các dòng sản phẩm đã hiện diện ở Việt Nam có nhiều dư địa phát triển như du lịch nông nghiệp, khám phá trải nghiệm các di sản tự nhiên, văn hóa.

Ông Trương Minh Huy Vũ, Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển TP HCM cho hay việc thúc đẩy chuyển đổi xanh và du lịch bền vững cần có hành động tập thể, đồng thời và cần lộ trình dài hạn để hạn chế các cú sốc về “kinh tế – xã hội”.

“Với TP HCM, lộ trình chuyển đổi nền có thể cần 10-20 năm”, ông Vũ nói.

Lộ trình này để tạo không gian cho các bên liên quan triển khai đối thoại, thử nghiệm, học hỏi, tranh luận, điều chỉnh chính sách để đảm bảo 6 cột mốc: Nâng cao nhận thức; áp lực thay đổi; các lựa chọn kỹ thuật; các quyết định chính sách; thay đổi hành vi; các kết quả phát triển bền vững đạt được dưới tác động như đối thoại hay sự tham gia của khoa học, công nghệ.

Trong khu vực Đông Nam Á, các nước cũng bắt tay vào thực hiện du lịch Net Zero từ cách đây 2-3 năm. Quốc vụ khanh, Bộ Du lịch Vương quốc Campuchia So Mara, cho biết nước này đã thực hiện một số sáng kiến phát triển du lịch song song với việc bảo vệ môi trường. Tháng 11/2023, Campuchia phát động chiến dịch “Blue sky and net zero” nhằm nâng cao kiến thức về biến đổi khí hậu, để đạt mục tiêu Net Zero vào năm 2050.

Campuchia đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái, văn hóa tại các vùng núi và vùng sâu vùng xa, thúc đẩy sử dụng năng lượng tái tạo trong phát triển du lịch, cơ sở hạ tầng du lịch bền vững, thân thiện với môi trường.

Nhiều địa phương, doanh nghiệp du lịch Việt đang từng bước có những hành động cụ thể thực hành du lịch Net Zero. Cuối tháng 8, Sở Văn hóa Thể thao Du lịch Quảng Nam lần đầu tiên thông qua bộ tiêu chí chung cho thực hành Du lịch Net Zero tại địa phương. Huyện Cô Tô ở Quảng Ninh và Côn Đảo ở Bà Rịa – Vũng Tàu cũng từng bước nghiên cứu áp dụng thực hành du lịch xanh, du lịch Net Zero thí điểm.

TP HCM đã gắn kết ba ngành giao thông – năng lượng – tiêu dùng với ngành du lịch để giảm thiểu carbon. Thành phố tập trung vào chuyển đổi 100% xe buýt thành xe buýt sạch, chuyển đổi có lộ trình shipper sử dụng xe điện. Đảo Thiềng Liềng áp dụng quy định plastic free (không rác thải nhựa). Tour Nhà Bè – Nghìn lẻ một đêm cũng thực hành du lịch xanh. Tour dài 5 tiếng, trong đó mất hai tiếng sử dụng phương tiện xả khí thải để di chuyển từ trung tâm thành phố đến Nhà Bè. Do đó, tour bù lại ba tiếng sử dụng xe điện, cho khách đi bộ tham quan.

Ông Đinh Văn Tuấn, Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines cho biết đơn vị đã bắt đầu sớm quan tâm về phát triển xanh như chọn các hãng máy bay thế hệ mới, động cơ nhiên liệu tối giản, triển khai các giải pháp nhằm giảm thải khí thải ra môi trường.

Ông Phạm Xuân Anh, người sáng lập Mekong Riverside Boutique Resort & Spa, cho biết tận dụng thủy triều lên để bơm nước thay vì sử dụng điện; không dùng điện lưới vào cao điểm 17h-21h, thay vào đó sử dụng điện năng lượng Mặt Trời. Hệ thống giặt hoạt động lúc 12h đêm tránh quá tải. “Đây là những hành động cụ thể tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên trong hoạt động du lịch”, ông Xuân Anh cho biết.

Khu du lịch dã ngoại thiên nhiên Làng Nhỏ – hồ Láng Nhớt, Khánh Hòa, cũng là ví dụ trong thực hiện du lịch Net Zero. Xe điện, xe đạp, bè tre là phương tiện di chuyển chính trong làng, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn năng lượng của tự nhiên. Gió và Mặt Trời là hai nguồn năng lượng thay thế được đơn vị tận dụng để tạo ra điện.

Không gian tập yoga tại khu du lịch Làng Nhỏ. Ảnh: Làng Nhỏ - hồ Láng Nhớt
Không gian tập yoga tại khu du lịch Làng Nhỏ. Ảnh: Làng Nhỏ – hồ Láng Nhớt

Mặc dù có những bước đi cụ thể, các doanh nghiệp và địa phương vẫn đối mặt nhiều thách thức để thực hiện chiến lược du lịch Net Zero lâu dài. Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines cho hay cái khó của ngành hàng không là các nhiên liệu xanh làm tăng chi phí vận hành lên rất nhiều. Ông Nguyễn Quốc Kỳ, Chủ tịch HĐQT Vietravel, cho rằng những thách thức của doanh nghiệp là xác định con đường, biện pháp và phương pháp để đi theo mục tiêu chuyển đổi xanh. Nguồn lực thực hiện gồm nhân lực và tài lực cũng là những rào cản lớn để tiến đến du lịch Net Zero.

Ông Kỳ cũng đề xuất ngành du lịch cần xây dựng bộ tiêu chí về giảm thiểu phát thải để doanh nghiệp có mục tiêu phấn đấu, kiểm soát và thay đổi chiến lược phù hợp. Dựa vào bộ tiêu chí sẽ đo lường được mức độ phát thải trong hoạt động du lịch của doanh nghiệp, từ đó có những đánh giá khen thưởng hoặc xử lý vi phạm.

Nhiều du khách Việt bắt đầu quan tâm đến du lịch bền vững, du lịch xanh để gìn giữ môi trường cho thế hệ tương lai. Báo cáo Du lịch Bền vững 2023 được Booking công bố ngày 21/4 chỉ ra 97% khách Việt muốn có những trải nghiệm du lịch bền vững (sustainable tourism) hơn. Con số này năm 2023 là 78%.

Bích Phương – Tuấn Anh / vnexpress

Bài viết liên quan